Xuyên không: Quay về cổ đại, tay trái kiều thê tay phải giang sơn - Chương 2132 Vậy thì đánh thôi
- Home
- Xuyên không: Quay về cổ đại, tay trái kiều thê tay phải giang sơn
- Chương 2132 Vậy thì đánh thôi
Chương 2132: Vậy thì đánh thôi!
‘Tinh hình của đội đánh bắt vẫn chưa rõ, nhưng khu vực trồng rong biển…”
Mật thám mím môi nói tiếp: “Ta không biết tình hình cụ thể của khu vực tròng rong biển, nhưng khi bọn cướp biến tấn công bến tàu, ta nhìn thấy một đám cháy ở vùng biển phía Đông. Xét theo vị trí và khoảng cách, đó có vẻ là khu vực trồng rong biến”.
Nghe vậy, Kim Phi bất giác siết chặt nắm đấm.
Khu vực xung quanh đảo Mạo Lãng rất thích hợp cho rong biển phát triển. Sau khi khai thác rong biển tự nhiên, Kim Phi đã sắp xếp cho ngư dân trồng lại rong biển nhân tạo.
Sau vài năm phát triển, quy mô nuôi trồng rong biến trên đảo Mạo Lãng đã mở rộng gấp nhiều lần so với phạm vi rong biển tự nhiên ban đầu. 80% rong biển do toàn bộ hợp tác xã mua bán bán ra đều đến từ đảo Mạo Lãng, 20% còn lại là do đội đánh bắt vô tình vớt được trong lúc đánh bắt rồi nhặt lại.
Khu vực tròng rong biến có quy mô lớn như vậy nên cần số lượng nhân công lớn, bởi vậy trên đảo Mạo Lãng có hàng ngàn ngư dân sinh sống. Thậm chí trong mùa thu hoạch và ươm giống, nhiều ngư dân sẽ tạm thời đến đây để làm việc
bán thời gian.
Đối với người dân trong đất liền, rong biển không chỉ là loại hải sản vô cùng mới lạ, nó còn có tác dụng chữa bệnh bướu cổ, giá lại phải chăng nên nhu cầu về rong biển luôn rất lớn. Những người ngư dân nhận thầu khu vực trồng rong biến năm xưa đều đã trở nên giàu có, cuộc sống ngày càng sung túc.
Hợp đồng ký giữa Kim Phi và ngư dân có thời hạn ba năm. Khi hợp đồng đầu tiên hết hạn, Từ Cương viết thư cho Kim Phi đặc biệt hỏi về việc có nên tăng phí nhận thầu khu vực trồng rong biến hay không, nhưng Kim Phi đã từ chối.
Lúc đầu, Xuyên Thục rất thiếu lương thực, nhóm ngư dân này ngày đêm vớt rong biển, điều này đã giúp giảm bớt rất nhiều áp lực lương thực ở Xuyên Thục.
Đế khai thác rong biến, nhiều ngư dân sinh hoạt và sống luôn trên thuyền. Bởi vì không có bình oxy và các dụng cụ hỗ trợ tương tự nên phần lớn rong biển được thu hoạch bởi những ngư dân dũng cảm nín thở lặn xuống biến.
Rong biển giống như những sợi dây chăng dưới lòng biển cả, khi đó tháng nào cũng có một vài vụ ngư dân bị chết đuổi do rong biển quấn chân không ngoi lên được.
Chính sự hy sinh và cống hiến của họ đã
giúp Kim Phi có được chỗ đứng vững chắc ở Đông Hải. Khu vực trồng rong biển cũng là động lực ban đầu cho sự phát triến của Đông Hải rộng lớn, bao gồm cả sự phát triển thuận lợi của dự án thành phố mới sau này. Nếu nói khu vực trồng rong biển đã có đóng góp rất lớn đối với Đỏng Hải thì cũng chẳng ngoa.
Hiện tại thời kỳ khó khăn vừa qua lại lập tức tăng giá nhận thầu, Kim Phi quả thực không thể làm việc qua cầu rút ván như vậy.
Vì vậy, y không những không đồng tình với đề nghị của Từ Cương mà còn chủ động yêu cầu Cục quản lý hàng hải cử người bổ sung thêm một điều khoản không tăng giá nhận thầu khu vực trồng rong biển trong mười năm tới vào thoả thuận.
Các ngư dân vô cùng cảm kích về điều này, họ đã cử đại diện đến làng Tây Hà trong hai năm liên tiếp để mang về cho Kim Phi và cửu công chúa những mẻ rong biển lớn nhất hái được trong năm đó, nhiều ngư dân thậm chí còn coi Kim Phi như Hải Vương.
Cuộc sống của họ ngày càng tốt đẹp hơn, vậy mà nay lại gặp phải bọn cướp biến.
Mặc dù mật thám nói rằng anh ta không tận mắt nhìn thấy bọn cướp biển tấn công khu vực trồng rong biển, nhưng đảo Mạo Lãng là con đường duy nhất để bọn chúng đến biển Hoa
Đông. Nơi đây chủ yếu là ngư dân, chỉ có một tiểu đội thuỷ quân đóng quân, như vậy thì sao lũ cướp biến có thể tha cho họ?
Và sự thật quả nhiên là vậy.
Buối chiều, nhóm mật thám báo tin thứ hai quay lại, họ mang về những thông tin chi tiết hơn.
Thống kê sơ bộ cho thấy, trận chiến lần này chủ yếu diễn ra xung quanh phủ quận trưởng và một số công xưởng lớn. Tống cộng có 3,726 tên cướp biến bị tiêu diệt, 120 tên bị bắt. 2,337 công nhân hy sinh, hơn 5,000 người bị thương nặng. 2,760 nhân viên hộ tống và binh phủ thiệt mạng, hơn 300 người bị thương nặng. 27 ngôi nhà bị đốt cháy, các tàu thuyền đủ kích cỡ đậu tại bến tàu thuỷ quân và bến tàu dân dụng bị hư hỏng nặng, con số cụ thể vẫn đang được thống kê. Các căn cứ bay của nhân viên hộ tống và thuỷ quân là mục tiêu đầu tiên bị kẻ địch tấn còng, nhiều nhà kho bị hư hỏng nặng.
Điều khiến Kim Phi tức giận nhất là đảo Mạo Lãng quả thực đã bị cướp biển bao vây, gần như tất cả ngư dân trên đảo đều bị thảm sát, chỉ có một số ít ngư dân sống trên thuyền trốn thoát được!
Đội đánh bắt cũng gặp phải một nhóm cướp biển trên biển. Bởi những năm gần đây cướp biển ngày càng ít và Trịnh Trì Viễn đang chuẩn bị thành lập căn cứthuỷ quân Nam Hải ở Minh Châu, nên
2/3 số tàu chiến của thuỷ quân hộ tống đội đánh bắt đã bị điều đi. Bởi vậy lần này đội đánh bắt cũng thương vong nặng nề.
Tuy nhiên, do đội đánh bắt nằm rải rác trên biển rộng nên hiện chưa có cách nào xác nhận có bao nhiêu tàu của đội đánh bắt đã gặp phải cướp biển, cũng như không thế xác nhận số thương vong cụ thể.
Tóm lại một câu là thương vong nặng nề, tài sản thiệt hại không thế đo đếm được.
Ngoài ra, mật thám còn mang đến một tin tức khác. Trong nhóm cướp biến tấn công Đông Hải lần này ngoài cướp biển nước X, còn có những người nước ngoài tóc vàng và mắt xanh, chiếm khoảng 1 /10 số cướp biển.
“Thiên hạ dù đã tạm an bình, nhưng nếu quên cách chiến đấu thì ắt sẽ gặp nguy hiểm. Chúng ta đã đánh giá thấp kẻ địch!”
Kim Phi đặt báo cáo trận chiến xuống với vẻ mặt đầy áy náy.
Sau khi Trung Nguyên và Giang Nam được bình định, Đảng Hang, Đông Man và Thố Phiên cũng đầu hàng, Kim Phi và cửu công chúa đã cảm thấy xung quanh mình tạm thời không có kẻ thù. Sợi dây cảnh giác luôn căng lên trong lòng họ mấy năm trời tạm thời được nới lỏng. Họ đã cho rằng vào thời điếm này có thể tập trung phát triển
công nghiệp, nông nghiệp, khôi phục sinh kế cho người dân.
Mặc dù quân đội vẫn tiếp tục phát triển, nhưng tốc độ cũng chậm lại rất nhiều. Đế có thế có nhiều thanh niên tham gia sản xuất, tốc độ chiêu binh cũng chậm lại, đặc biệt đối với quân nhân chuyên nghiệp thì việc chiêu mộ càng ngày càng ít. Còn việc tuyển chọn lực lượng vũ trang đảm bảo trật tự tại các địa phương cũng chủ yếu do binh phủ đảm nhận.
Kim Phi cũng biết Tấn Vương bỏ trốn, nhưng trong thâm tâm y cảm thấy ông ta cũng không có gì đáng sợ.
Ai biết Tấn Vương và cướp biến lại thông đồng, gây ra chuyện lớn như vậy.
Tuy không thế gọi là đòn chí mạng nhưng thương vong nặng nề tại Đông Hải và Minh Châu cũng khiến Kim Phi vô cùng tức giận.
Và trận chiến này khác hẳn với cuộc hỗn chiến phiên vương, cũng khác trận chiến với Đông Man, Đảng Hạng và Thổ Phiên.
Trong lòng Kim Phi, phiên vương ở các nơi và Đòng Man, Thổ Phiên, Đảng Hạng thực ra đều là dân tộc Hoa Hạ. cho dù đánh nhau đến sứt đầu mẻ trán thì vẫn là nội chiến. Nhưng cướp biển nước X và đám người tóc vàng mắt xanh này lại khác, bọn chúng từ nơi khác tới, là quân xâm
lựơc!
Khi Kim Phi học lịch sử ở kiếp trước, thầy y đã từng nói rằng người nước X có tham vọng lớn và luôn thèm khát lãnh thố Hoa Hạ. Còn người châu Âu tham lam và độc ác, cổ xuý văn hóa cướp biến. Trong thời đại Khám phá, bọn họ đã phát triển chế độ thực dân tại các thuộc địa vòng quanh thế giới, bóc lột người dân địa phương bằng nhiều cách khác nhau và cướp bóc khắp nơi.
Cho đến khi Kim Phi đến thế giới này, những di vật văn hóa bị đánh cắp từ Hoa Hạ vẫn được trưng bày trong các viện bảo tàng ở nhiều nước châu Âu mà không gặp bất kỳ trở ngại nào!
Mỗi lần nghĩtới điểm này, Kim Phi đều cảm thấy ô nhục.
Sau khi đến thế giới này, ta vốn đã không định tìm bọn chúng tính số, nhưng cuối cùng bọn chúng lại tự đến tìm cái chết!
“Thiết Chuỳ, đi gọi Trần Văn Viễn tới!” Kim Phi hướng về phía cửa hét lớn.
“Vâng!” Thiết chuỳ lập tức tuân lệnh, cho cận vệ đi tìm Trần Văn Viễn.
“Phu quân, chàng có dự định gì?” cửu công chúa hỏi.
“Phải cho bách tính biết bọn cướp biển đã
làm gì ở Đông Hải và Minh châu. Nước X và đám người phương Tây đã chủ động tấn công Minh Châu và Đông Hải, hơn nữa còn không tuyên mà chiến!”
Kim Phi lạnh lùng nói: “Nếu bọn chúng muốn đánh, vậy thì đánh thôi!”